Quá trình thi công chống cháy cần phải thực hiện nghiêm ngặt nhằm đảm bảo chất lượng cho công trình xây dựng. Cùng chúng tôi tìm hiểu về quá trình thi công chống cháy cho kết cấu thép ở bài viết dưới đây!
Vật liệu chống cháy là các công cụ, vật tư có khả năng chống chịu nhiệt và lửa dưới tác động của nhiệt độ cao (lửa). Từ đó, giúp ngăn chặn được đám cháy lan rộng ra các khu vực lân cận, khiến cho tình trạng khó giải quyết được.
Vật liệu chống cháy không chống lửa tuyệt đối 100%. Thông thường sẽ kéo dài thời gian cháy lớn và hạn chế tình trạng lan rộng đám cháy.
Gợi ý cho bạn vật liệu chống cháy hiệu quả và đang dần phổ biến trên thị trường hiện nay, đó chính là phương pháp dùng vữa chống cháy. Vữa chống cháy dạng bột khô siêu nhẹ và chứa thành phần chính là xi măng kết hợp với một số phụ gia riêng của từng hãng. Cách sử dụng vữa chống cháy như sau trộn thêm nước vữa trở thành dạng sệt, sau đó dùng để phun hay trát trực tiếp lên bề mặt của các cấu trúc thép và bê tông.
Quy trình thi công vữa chống cháy Vermiculite cho kết cấu thép hay còn gọi là thạch cao Vermiculite (GH – VERMI) cần được thực hiện theo tiêu chuẩn về điều kiện thi công khi nhiệt độ không khí >10 độ C, độ ẩm không khí <85% và tuyệt đối không có mưa dính vào bề mặt. Tham khảo quy trình thực hiện dưới đây để đạt hiệu quả tốt nhất.
Để công trình đạt tiêu chuẩn SA 2.0, cần sử dụng máy phun cát hoặc máy phun bi để làm sạch bề mặt kim loại. Đây là bước quyết định đến mức độ thẩm mỹ và khả năng bám dính của vữa chống cháy.
Lưu ý: Kiểm tra lại bề mặt sắt thép về độ rỉ sét hay còn dính dầu mỡ hay không? Để có phương án làm sạch như dùng xăng/dầu, dung môi giúp kết cấu được sạch sẽ và sau đó để khô ráo.
Tiến hành sử dụng máy phun sơn với độ dày lớp lót 50μm cho ra chất lượng bám dính tốt đem lại hiệu quả cao nhất.
Yêu cầu: Sau khi thi công, giữ lớp sơn khô trong khoảng thời gian từ 24 đến 48h.
Lớp lưới thép gia cường phải có độ dày từ 0.5 đến 1mm, mắt lưới từ 10 đến 20mm và đảm bảo quấn quanh bề mặt vật liệu. Có thể sử dụng thêm đinh bắn trên thép với mục đích cố định lớp lưới chắc chắn hơn.
Yêu cầu: khoảng cách giữa bề mặt vật liệu chống cháy và lưới thép không được quá 5mm.
Đáp ứng độ dày chống cháy từ 12.5 đến 50mm tùy thuộc vào yêu cầu chống cháy cho từng kết cấu công trình mà tăng giảm cho phù hợp.
Tỉ lệ pha trộn vữa và nước:
Đối với phương pháp phun cứ 1kg vữa chống cháy tương ứng với 0.8kg nước.
Đối với phương pháp trát cứ 1kg vữa chống cháy tương ứng với 0.6kg nước.
Tiến hành thực hiện phun hoặc trát trực tiếp vữa chống cháy lên kết cấu.
Bước này giúp gia tăng tính thẩm mỹ và độ chống thấm, chống nấm mốc cho kết cấu tường.
Tiến hành thực hiện thi công sau khi lớp vữa có thời gian ≥ 24h
Nếu bạn thực hiện tại dịch vụ tại Trịnh Gia Bảo, đội ngũ kỹ thuật viên sẽ tiến hành nghiệm thu và bàn giao lại mặt bằng cho khách hàng. Theo dõi bảo hành theo đúng với thời gian quy định trong hợp đồng.
Dịch vụ thi công chống cháy Trịnh Gia Bảo tự hào khi đã được thực chiến giải quyết rất nhiều tình trạng thi công và nhận những đánh giá tích cực từ phía khách hàng bởi chúng tôi có:
Trên đây là những thông tin về thi công chống cháy cho kết cấu thép. Nếu bạn còn thắc mắc về PCCC, liên hệ ngay cho chúng tôi để nhận được phương án giải quyết sớm và kịp thời nhất.
THÔNG TIN LIÊN HỆ
Địa chỉ: 237 Đường Tây Thạnh, Phường Tây Thạnh, Quận Tân Phú, Tp. Hồ Chí Minh
Hotline: 02862749199 - 0903242539
Website: https://thicongchongchay.vn/
Email: trinhtrung1408@gmail.com
MST: 0316081799