QUY TRÌNH 7 BƯỚC XỬ LÝ KHI XẢY RA HOẢ HOẠN 05/11/2020

Đăng bởi Sapo Support vào lúc 05/12/2022

QUY TRÌNH 7 BƯỚC XỬ LÝ KHI XẢY RA HOẢ HOẠN

Nhiều vụ cháy nhà thảm khốc đã diễn ra gây thiệt hại lớn, trở thành nỗi ám ảnh và gây nhiều lo ngại cho những người đang sống ở nhà cao tầng.

Do kết cấu xây dựng của nhà ống cao tầng, khi mồi lửa bùng phát, lửa có thể lan xuống tầng dưới theo đường vật liệu như mặt tiền bao bọc khu nhà, vách ngăn, ống dây điện… Lửa sẽ lan mạnh theo hướng gió. Ngoài ra, khói thường bốc lên các tầng trên nhưng có thể lan xuống dưới theo đường ống kỹ thuật.

Học cách xử lý đám cháy một cách bài bản sẽ giảm thiểu tối đa được thiệt hại về người và tài sản. Thậm chí cùng một trường hợp cháy như nhau, nếu người hiểu biết có thể xử lý nhanh gọn và dập tắt ngay từ đầu. Nhưng nếu người phát hiện không được trang bị kiến thức phòng cháy chữa cháy (PCCC) sẽ lúng túng không biết phải làm gì. Đám cháy có thể sẽ ngày càng lớn và không thể khống chế được…

BƯỚC 1: BÁO ĐỘNG CHO NHỮNG NGƯỜI XUNG QUANH BIẾT CÓ ĐÁM CHÁY

Khi thấy đám cháy đang phát triển lớn, thông báo cho mọi người trong khu vực đang xảy ra cháy biết, cùng phối hợp dập tắt đám cháy hoặc cùng thoát nạn an toàn.

Có nhiều hình thức báo động để mọi người cùng biết, xử lý hoặc kịp thời thoát ra khỏi đám cháy như: Hô hoán, đánh kẻng báo cháy, phát thanh trên loa…

Đối với các cơ sở có lắp đặt hệ thống báo cháy tự động thì nhấn nút ấn báo cháy, hệ thống sẽ ngay lập tức phát tín hiệu bằng âm thanh, ánh sáng (qua chuông, đèn báo cháy) đến khu vực được bảo vệ.

Bước 2: Cắt điện khu vực bị cháy

Để đảm bảo an toàn cho người trong quá trình chữa cháy, thoát nạn chúng ta cần lập tức cắt điện toàn bộ khu vực bị cháy để tránh trường hợp bị điện giật.

Cắt điện khu vực bị cháy là bước khá quan trọng vì khi cháy mà có điện rất dễ gây chập mạch và nổ, ngăn ngừa đám cháy lan truyền đến các khu vực khác. Mặt khác dây điện bị cháy sẽ làm rò rỉ điện ra bên ngoài, cực kỳ nguy hiểm cho con người nếu vô tình chạm phải. Cắt điện đảm bảo cho những người phun chất chữa cháy vào đám cháy không bị điện giật, không gây nguy hiểm đến sức khỏe và tính mạng của những người tham gia chữa cháy.

Có thể cắt điện bằng cách ngắt cầu dao, aptomat, tháo nắp cầu chì trong nhà ở hoặc nơi sản xuất, kinh doanh, nơi làm việc hoặc ngắt ngay sau công tơ điện tại trụ điện vào cơ sở, nhà ở.

Lưu ý: Nên dùng bao tay hoặc vật cách điện để cắt cầu dao, tránh nguy cơ vô tình bị điện giật.

BƯỚC 3: SỬ DỤNG CÁC THIẾT BỊ, DỤNG CỤ TẠI CHỖ ĐỂ CHỮA CHÁY

Người phát hiện đám cháy nhanh chóng di chuyển đến khu vực để các phương tiện chữa cháy có sẵn như bình chữa cháy khí CO2, bình chữa cháy bột, nước, đất, chăn, cát, vòi chữa cháy…, để dập lửa

Bên cạnh đó, có thể triển khai các phương tiện chữa cháy cố định là các họng nước chữa cháy vách tường (nếu có) để dập tắt đám cháy.

Lưu ý: chữa cháy phải đúng kỹ thuật, đảm bảo an toàn, sử dụng chất chữa cháy phù hợp để tránh trường hợp đám cháy bùng cháy lớn (sử dụng chăn khi đã thấm ướt nước, không sử dụng nước chữa cháy đám cháy xăng, dầu, khu vực chưa cắt điện…)

Nếu xét thấy đám cháy có nguy cơ phát triển lớn, với các phương tiện hiện tại không thể dập tắt được đám cháy thì phải bằng mọi cách thoát ra bên ngoài và nhanh chóng gọi điện báo cháy cho lực lượng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ theo số 114.

Bước 4. Gọi điện thoại đến số 114 để báo lực lượng PCCC

Nhanh chóng gọi điện đến số 114 nhằm báo cho lực lượng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ biết đang có đám cháy. Khi gọi điện báo cháy, cần chú ý như sau:

Khi gọi điện thoại cần lưu ý trình bày rõ các nội dung: Nơi xảy cháy (số nhà, tên đường, phường, xã, huyện xảy ra cháy); đặc điểm đám cháy (chất cháy, quy mô đám cháy, khả năng lan truyền của đám cháy, số người bị thương, bị mắc kẹt trong đám cháy); tuyến đường đến nơi bị cháy (có thể nêu các địa điểm lớn, dễ biết xung quanh khu vực bị cháy)… Khi báo cháy cần bình tĩnh, tránh hoảng loạn và duy trì liên lạc bằng máy điện thoại cầm tay với lực lượng chữa cháy chuyên nghiệp.

Khi gọi 114 cần biết đây là số điện thoại luôn có người thường trực, không mất tiền, không cần bấm mã vùng, tuy nhiên trong trường hợp khi có cháy xảy ra sẽ có nhiều người đồng thời gọi 114, nên sẽ gây ra trường hợp máy bận, không liên lạc được.

 

Bước 5: Thoát nạn, cứu nạn trong đám cháy

- Ưu tiên thoát nạn ra khỏi đám cháy, trong quá trình thoát nạn cần đảm bảo an toàn

+ Tránh ảnh hưởng của khói khí độc (sử dụng khăn ướt để bịt mũi, cúi thấp người khi di chuyển…)

+ Không được sử dụng thang máy khi thoát nạn

+ Không trốn trong nhà vệ sinh khi có cháy

+ Ưu tiên mang theo các vật dụng giá trị, giấy tờ quan trọng khi thoát nạn

- Giúp người bị nạn, đồng thời đảm bảo an toàn cho bản thân

- Di chuyển tài sản có giá trị cách ly với đám cháy khi đảm bảo an toàn.

Bước 6: Lực lượng chữa cháy tại chỗ phối hợp với lực lượng PCCC

Những người tham gia chữa cháy trước khi có sự trợ giúp của lực lượng PCCC gọi là lực lượng chữa cháy tại chỗ. Những người có vai trò cực kỳ quan trọng, quyết định kết quả cũng như thiệt hại của sự cố.

- Xử lý ban đầu tại hiện trường, có thể dập tắt ngay hoặc cầm cự với ngọn lửa chờ PCCC chuyên nghiệp tới.

- Phân công người giữ liên lạc với lực lượng PCCC, cung cấp thông tin như thiết bị tài sản bên trong, số người kẹt bên trong, sơ đồ, vị trí,…; báo cáo sơ bộ tình hình, diễn biến đám cháy cho lực lượng chữa cháy chuyên nghiệp biết

- Cử người đón xe chữa cháy tại các tuyến đường lớn, dễ biết; phối hợp với lực lượng PCCC để triển khai chữa cháy một cách nhanh và chính xác nhất.

Bước 7: Bảo vệ hiện trường cháy

Để tránh trường hợp trộm cắp tài sản, cần cử người bảo vệ tài sản cứu được, không cho những người không có nhiệm vụ vào hiện trường đám cháy để tránh xáo trộn không cần thiết; phối hợp với lực lượng điều tra, khám nghiệm khi có yêu cầu.

VIẾT BÌNH LUẬN CỦA BẠN:
zalo