Quy trình thi công vữa chống cháy

Đăng bởi Trịnh Xuân Trung vào lúc 14/03/2023

 

Vữa chống cháy là loại vữa được sử dụng trong các công trình thi công, công trình dầu khí để tránh các tình trạng cháy nổ và ngăn chặn các nguy cơ tiềm ẩn xảy ra. Vậy quy trình thi công vữa chống cháy được thực hiện như thế nào? Mời bạn tham khảo nội dung bài viết dưới đây!

1. Quy trình thi công vữa chống cháy

Để thi công vữa chống cháy, điều kiện nhiệt độ không khí lý tưởng >10ºC, độ ẩm không khí <85% và trong quá trình thi công không có mưa tạt vào. Khi đảm bảo các điều kiện trên, thực hiện thi công theo quy trình sau đây:

Bước 1: Xử lý bề mặt khung sắt thép kim loại

Đây là bước đầu tiên và cũng là bước quan trọng vữa có mức độ thẩm mỹ và đạt khả năng bảo vệ hay không. Thông thường trong xây dựng và công nghiệp sẽ sử dụng máy phun cát hay máy phun bi để làm sạch một số lượng lớn bề mặt kim loại. SA ở mức 2.0 trở lên là đạt tiêu chuẩn.

Một lưu ý khi thi công vữa là phải kiểm tra xem bề mặt sắt thép có rỉ sét hay dính dầu mỡ hay không. Nếu có phải làm sạch bằng cách sử dụng xăng, dầu hôi, dung môi phù hợp.

Bước 2: Thi công lớp lót chống gỉ

Để thực hiện được bước 2 thì bề mặt thép yêu cầu phải sạch sẽ và khô ráo. Khi thi công lớp lót chống gỉ bạn hãy sử dụng loại sơn lót chống gỉ có độ bám dính tốt để tránh các tác nhân ăn mòn ảnh hưởng đến kết cấu sắt thép. Sơn chống gỉ giữ cho bề mặt sản phẩm được bền màu và sáng bóng. Bạn nên sử dụng sơn phun với độ dày lớp lót 50μm để đảm bảo độ bám dính đạt kết quả tốt nhất.

Bước 3: Thi công lớp lưới thép gia cường

Để có thể thực hiện bước 3, yêu cầu màng sơn được thực hiện ở bước 2 phải khô cứng và bám dính chặt, thường là 1 - 2 ngày sau khi thi công.

Lưới dập giãn hay lati thép là loại lưới bằng thép được dập từ tấm thép sau đó dduocj sử dụng máy móc hiện đại kéo giãn ra. Độ dày của lưới thép nằm trong khoảng 0,5 - 1 mm và mắt lưới là 10 - 20mm quấn xung quanh bề mặt vật liệu. Để cố định vị trí lớp lưới cần sử dụng thêm đinh bắn trên thép.

Bước 4: Thi công lớp thạch cao Vermiculite (GH-VERMI)

tỷ lệ vữa:nước cần pha trộn là 1:0,8 nếu thi công lớp thạch cao bằng phương pháp phun và tỷ lệ 1:0,6 nếu thi công bằng phương pháp trát. Khi phun phải thực hiện đều từng lượt trên bề mặt vật liệu khoảng 2-3 mm để đáp ứng các yêu cầu chống cháy và đạt được độ dày theo định mức. Độ dày chống cháy khoảng 12,5 - 50 mm tùy thuộc vào yêu cầu.

Bước 5: Thi công lớp sơn phủ màu

Để thực hiện bước 5 thì yêu cầu độ dày của vữa chống cháy cách nhiệt không được ướt và đạt được độ dày theo như đã kiểm định.

Thực hiện thi công sơn màu với mục đích tăng độ thẩm mỹ, tăng khả năng chống thấm và chống nấm mốc của vật liệu. Thời điểm thi công lớp sơn phủ màu là sau 24 tiếng thi công lớp vữa.

Bước 6: Theo dõi kết quả và bàn giao công trình

Sau khi thực hiện phủ màu cho lớp vữa phải đợi khô hoàn toàn và kiểm tra xem màu sắc đã đồng nhất và cánh dính hay chưa. nếu đã đảm bảo, tiến hành nghiệm thu kết quả và bàn giao công trình lại cho khách hàng.

2. Ưu điểm của vữa chống cháy 

Hiện nay trong các công trình, người ta sử dụng vữa chống cháy rất nhiều vì những ưu điểm của loại vữa này mang lại:  

- Sản phẩm có khả năng chịu lực tốt, nhanh khô, công cần dùng đến coppha để định hình.

- Được làm từ các thành phần tự nhiên, không chứa chất độc hại nên an toàn cho người thi công và người sử dụng.

- Độ bền sản phẩm cao, có khả năng chịu va đập rất tốt.

- Tiết kiệm chi phí cho nhà đầu tư nhưng hiệu quả chống cháy không hề kém cạnh bất cứ vật liệu nào.

- Vữa chống cháy không có chứa Amiăng nên hoàn toàn an toàn cho người  dùng. 

- Sản phẩm dễ sửa chữa, bảo trì và có tuổi thọ cao.

3. Những lưu ý khi thi công vữa chống cháy

Khi thi công vữa chống cháy, bạn cần tuân theo các lưu ý đã được liệt kê dưới đây để quy trình thực hiện an toàn và hiệu quả:

- Các thiết bị sinh ra tĩnh điện, tia lửa điện cần phải nối ra đất.

- Đậy nắp kín các thùng dung môi. 

- Khi không sử dụng các thiết bị thi công cần ngắt điện hoàn toàn để đảm bảo an toàn.

- Những vật liệu có khả năng gây cháy trong khu vực thi công cần được di dời ra nơi khác.

- Khi vận hành các thiết bị thi công  cần thực hiện cẩn thận, tránh va đập gây ra tia lửa điện.

- Trong khu vực thi công không cho phép hút thuốc và mang các thiết bị dễ gây cháy nổ.

+ Điều kiện môi trường sơn cần đạt tiêu chuẩn như sau: nhiệt độ không khí nằm trong khoảng 5 - 85 °C, nhiệt độ bề mặt kim loại lớn hơn độ sương không quá 3 °C, áp dụng ISO 9501 - 1998 để kiểm tra chất lượng bề mặt sơn.

4. Dịch vụ thi công vữa chống cháy tại TP Hồ Chí Minh

Hiện nay trên thị trường có không ít  đơn vị thi công vữa chống cháy tuy nhiên không phải đơn vị nào cũng đặt chất lượng và cái tâm làm nghề lên hàng đầu. Kể từ khi thành lập đến nay Công ty cổ phần đầu tư Trịnh Gia Bảo luôn là tự hào là nhà cung cấp, phân phối và nhập khẩu các thiết bị PCCC, lắp đặt và thi công các thiết bị báo cháy và chữa cháy. Trịnh Gia Bảo cung cấp các sản phẩm đáp ứng các tiêu chuẩn về kỹ thuật phòng cháy và luôn đặt chất lượng dịch vụ lên hàng đầu  nên bạn hoàn toàn yên tâm khi lựa chọn chúng tôi.

Như vậy qua bài viết trên chúng tôi đã làm rõ quy trình thi công vữa chống cháy tại Trịnh Gia Bảo. Nếu có câu hỏi gì thắc mắc xin liên hệ với chúng tôi qua thông tin bên dưới.

THÔNG TIN LIÊN HỆ

Địa chỉ: 237 Đường Tây Thạnh, Phường Tây Thạnh, Quận Tân Phú, Tp. Hồ Chí Minh

Hotline: 02862749199 - 0903242539

Email: trinhtrung1408@gmail.com

MST: 0316081799

VIẾT BÌNH LUẬN CỦA BẠN:
zalo