Tiêu chuẩn kiểm định vữa chống cháy kết cấu thép

Đăng bởi Trịnh Xuân Trung vào lúc 22/03/2023

Hiện nay việc kiểm định tiêu chuẩn chất lượng trước khi thi công xây dựng là điều hết sức cần thiết. Nhằm sử dụng đúng vật liệu phòng chống chữa cháy hợp lý sẽ làm gia tăng hiệu quả. Cùng chúng tôi tìm hiểu về tiêu chuẩn kiểm định về vữa chống cháy kết cấu thép ở bài viết dưới đây nhé!!!

1. Khái niệm về kiểm định mẫu kết cấu thép

Kiểm định mẫu kết cấu thép với vật liệu chống cháy (vữa chống cháy) với mục đích xác định được độ chịu lửa của từng kết cấu được sử dụng ở những công trình xây dựng dựa trên những kết quả mẫu thử nghiệm. Hiểu đơn giản là việc kiểm tra vật liệu chống cháy có thể bảo vệ được kết cấu xây dựng trong hỏa hoạn hay không? Từ đó có những phương án phù hợp cho phòng cháy chữa cháy đối với từng kết cấu xây dựng.

Vật liệu chống cháy (Vữa chống cháy kết cấu thép) có khả năng kết dính và độ bám chắc chắn với cấu kiện thép. Vì vậy mà việc kiểm định mẫu giữa kết cấu thép và vữa chống cháy là cực kỳ quan trọng trong các công trình xây dựng.

2. Đặc điểm của vữa chống cháy

Đối với vữa chống cháy cho cột thép: tiến hành quét một lớp vữa chống cháy dày hơn các kết cấu kiện khác, để đảm bảo cột thép chịu lực tốt nhất - nơi chịu lực lớn nhất của công trình. Mục đích chính là bảo vệ cột thép mà còn gia tăng độ bền, cũng như độ cứng cho kết cấu thép và những được gắn kết với cột thép. Yêu cầu về độ dày lớp vữa chống cháy giao động từ 12,5 mm đến 50mm. 

Đối với vữa chống cháy cho dầm thép: phủ một lớp vướng chống cháy dày không cần lớp thép bảo vệ cho thanh chịu lực nằm ngang hoặc nghiêng của tấm đỡ các bản dầm, tường, mái cho phía trên công trình. Yêu cầu về độ dày lớp vữa chống cháy giao động từ 12,5mm đến 38mm.

3. Quy trình tự thử nghiệm VLXD vữa chống cháy

Bước 1: Chuẩn bị mẫu thử nghiệm vữa chống cháy

Đầu tiên bạn lựa chọn mẫu thử nghiệm vữa chống cháy theo yêu cầu của Mục 7, Phụ lục C, D, E của ISO 834-10 quy định về dạng vật liệu vữa chống cháy. 
Mỗi loại tiết diện hay chiều dày vữa chống cháy có nhiệm vụ bọc bảo vệ giới hạn chịu lửa, thông thường áp dụng thử nghiệm ít nhất:

  • 01 dầm (hay cột) có chất tải 

  • 01 dầm (hay cột) không chất tải 
  • 01 dầm (hay cột) loại ngắn

Yêu cầu về cấu tạo các mẫu thử: Theo 7.2, 7.3 (ISO 834-10).
Yêu cầu về hình dạng các mẫu thực hiện phủ vữa chống cháy phải được lựa chọn kiểm tra đánh giá theo hệ số hình dạng tiết diện quy định tại: 

  • Mục C.2 của Phụ lục C với vật liệu chống cháy bọc bảo vệ dạng thụ động 
  • Mục D.1 của Phụ lục D với vật liệu chống cháy bọc bảo vệ dạng phản ứng.

Bước 2: Thực hiện thử nghiệm vữa chống cháy

Quét vữa chống cháy lên kết cấu:

  • Đối với dầm có tải: thực hiện nghiêm ngặt theo tiêu chuẩn TCVN 9311-6:2012 (ISO 834-6) và tiến hành đưa chiều dài phần tiếp xúc với lửa không ít hơn 4000 mm.
  • Đối với dầm không có tải và dầm đối chứng: thực hiện kỹ lưỡng theo quy định tại mục 7.2 của ISO 834-10.
  • Đối với cột mang tải: thực hiện nghiêm ngặt kiểm định theo tiêu chuẩn TCVN 9311-7:2012 (ISO 834-7) với tiến hành đưa chiều cao nhỏ nhất khi tiếp xúc với lửa là 3000 mm.
  • Đối với cột ngắn và cột cao: tiến hành theo theo yêu cầu của ISO 834-10

Quy trình thử nghiệm xem thêm chi tiết tại quy định tại Điều 11 của tiêu chuẩn ISO 834-10.

Bước 3: Xác định giá trị kết quả thử nghiệm vữa chống cháy

Sau khi có kết quả thử nghiệm vữa chống cháy đối với các kết cấu thép, đơn vị thử nghiệm xây dựng tiến hành lập báo cáo kết quả theo quy định tại tham khảo tại ISO 834-10 và ISO 834-11 và BS EN 1993-1-2:2005. 

Trên đây là những thông tin hữu ích về tiêu chuẩn vữa chống cháy cho kết cấu thép mới nhất. Nếu bạn còn thắc mắc liên quan đến việc phòng chống chữa cháy thì liên hệ ngay cho chúng tôi để nhận tư vấn hỗ trợ sớm nhất nhé!!!

THÔNG TIN LIÊN HỆ

Địa chỉ: 237 Đường Tây Thạnh, Phường Tây Thạnh, Quận Tân Phú, Tp. Hồ Chí Minh

Hotline: 02862749199 - 0903242539

Website: https://thicongchongchay.vn/

Email: trinhtrung1408@gmail.com

MST: 0316081799

VIẾT BÌNH LUẬN CỦA BẠN:
zalo